Sơn xe uy tín

Pages

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Phòng tránh bệnh viêm họng, viêm thanh quản vào mùa hè

Phòng tránh bệnh viêm họng, viêm thanh quản mùa hè - Ảnh 1

Những tác nhân gây viêm họng

Viêm họng do vi khuẩn: Các dịch tiết của viêm đường hô hấp cấp rất dễ gây thành dịch trong mùa hè nhất là các virut cúm A và B trong đó virut (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh) và vi khuẩn, thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu ß tan huyết nhóm A (khoảng 20%), liên cầu, phế cầu, Friedlander, Pfeiffer...

Viêm họng do nấm: Thời đại công nghiệp hóa, thói quen sử dụng điều hòa ngày càng phổ biến. Nếu điều hòa không được vệ sinh thường xuyên thì đây sẽ là một yếu tố thuận lợi làm cho nấm phát triển và phát tán vào không khí trong nhà, khi niêm mạc họng suy yếu nấm sẽ gây ra viêm họng hoặc viêm thanh quản.

Viêm họng do hội chứng trào ngược: Thường gặp trong mùa hè do tần suất sử dụng bia lạnh tăng đột ngột, đây là một loại thực phẩm rất hay kích ứng thực quản dạ dày. Sau khi uống bia lạnh, người bệnh cảm thấy khô cổ, đầy bụng kèm theo ợ nóng, ợ chua và họng bắt đầu viêm, nếu dịch dạ dày tràn qua sụn phễu vào thanh quản sẽ gây sặc rồi  khàn tiếng.

Viêm họng do dị ứng: Nhiều yếu tố làm cho những người có cơ địa dị ứng như các loại phấn hoa có trong mùa hè (hoa sữa, hoa mộc, hoa sói...). Thức ăn mùa hè như các loại kem, các loại nước giải khát... Niêm mạc họng và thanh quản bị kích thích, phù nề gây ngứa họng, rát họng và ho cơn đồng thời dị ứng cũng lan nhanh xuống thanh quản gây khàn tiếng, ho, thậm chí khó thở thanh quản (phù Quinke thanh quản).

Phòng tránh bệnh viêm họng, viêm thanh quản mùa hè - Ảnh 2
Ăn kem lạnh khiến chênh lệch nhiệt độ vùng họng dẫn đến viêm.

Biểu hiện của bệnh

Người bệnh có cảm giác ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người (vi rút). Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt, môi khô, lưỡi bẩn (vi khuẩn). Cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai, ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm. Khi khám, bác sĩ sẽ thấy niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết; nếu do vi khuẩn trên niêm mạc họng và amiđan sẽ có giả mạc màu trắng hoặc vàng xám bao phủ.

Biểu hiện của viêm thanh quản, người bệnh có thể khàn tiếng xuất hiện đột ngột ngay sau khi ăn thực phẩm lạnh, tắm nước lạnh, hứng một luồng khí lạnh của điều hòa vào vùng đầu mặt cổ hoặc sau một đợt viêm mũi họng có chảy dịch mũi sau xuống cổ. Khàn tiếng có thể kèm ho, đau họng, khó thở thanh quản (khó thở thì thở vào, khó thở chậm và có tiếng rít thì thở vào). Nói đau tức vùng giữa cổ và nói chóng mệt. Khi khám sẽ thấy niêm mạc mũi họng đỏ, cuốn mũi nề, sung huyết, sàn và khe mũi có dịch xuất tiết trong hoặc vàng xanh nếu kèm theo viêm mũi họng; thành sau họng có thể có giả mạc trắng hoặc vàng; niêm mạc sụn phễu và vùng xoang lê 2 bên đều đỏ và có dịch tiết; dây thanh sung huyết, khép không kín, trên bề mặt dây thanh có thể có dịch.

Điều trị viêm họng cấp và viêm thanh quản cấp

Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm: Các loại thuốc này chủ yếu được dùng đường uống, theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Tùy theo biểu hiện của người mắc bệnh (thường dùng nhóm hạ sốt là paracetamol trong mùa hè để phòng tránh nếu trùng với dịch sốt xuất huyết). Điều trị triệu chứng giảm phù nề, chống dị ứng.

Điều trị tại chỗ: Khí dung họng - thanh quản bằng hỗn hợp dung dịch thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề.

Giữ ấm, chườm nóng vùng cổ: Đây cũng là biện pháp cần thiết, uống nước giá luộc nóng, uống trà gừng, ngậm kha tử, chanh đào ngâm mật ong... Các  thuốc súc họng có thành phần là chất kiềm nhẹ NaHCO3, muối sinh lý...

Chú ý: Nếu viêm thanh quản cấp xảy ra ở trẻ dưới một tuổi thì cần cẩn trọng bởi niêm mạc thanh quản trẻ em rất dễ phù nề đặc biệt là vùng dưới niêm mạc nên hay gặp khó thở thanh quản nặng, nhất là viêm thanh quản đi kèm với phù nề ở vùng hạ thanh môn gây khó thở dữ dội. Trường hợp này cần được điều trị tại cơ sở tai mũi họng có khả năng mở được khí quản.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khí hậu nắng nóng thường gây ra hiện tượng khát khiến con người phải uống nhiều nước. Tuy nhiên, nước có nhiệt độ thấp, sự chênh lệch nhiệt độ khi uống dẫn đến hiện tượng kích thích niêm mạc họng, thanh quản gây viêm. Khi sử dụng thực phẩm nên chú ý đừng để quá lạnh nhất là những người đã biết có cơ địa dị ứng.

Mùa hè, cần giữ ấm vùng cổ khi sử dụng nhiệt độ điều hòa thấp dưới 26 độ. Nếu điều hòa không được vệ sinh thường xuyên sẽ là một yếu tố thuận lợi làm cho nấm phát triển và phát tán vào không khí trong nhà, khi niêm mạc họng suy yếu nấm sẽ gây ra viêm họng hoặc viêm thanh quản.

Mùa hè lại là mùa khô, nóng nên dễ phát tán bụi bẩn ra không khí ở khu vực rộng do vậy nên dùng bảo hộ lao động đúng quy định khi làm việc trong môi trường ô nhiễm bụi bẩn hoặc hóa chất.

Theo PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào (SK&ĐS)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét