Sơn xe uy tín

Pages

Trung tâm sơn xe máy đỉnh cao TPHCM

0906.644.645 - 0966.644.645 - 427 Trường Chinh, F.14, Q.Tân Bình

Trung tâm sơn xe máy đỉnh cao TPHCM

Sơn phối màu, Sơn bánh mâm, Sơn phuộc, Sơn lên Sporty SH, Sơn dặm, Sơn phuộc...

Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-doanh-nhan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-doanh-nhan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

Bến Tre: Nông dân thu lãi cao từ giống dừa thấp

Lâu nay, nhắc đến cây dừa người ta thường nghĩ đến xứ sở Bến Tre. Thế nhưng, hiện nay ở TPHCM cũng có một số địa phương trồng dừa. Giống dừa nông dân TP trồng có dạng thấp lùn, nhưng lại cho thu nhập khá cao.


Đó là dừa xiêm đỏ (giống Malaysia), đang được nhiều nông dân ở xã Bình Lợi và xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) trồng, với tổng diện tích khoảng 100ha.
Người tiên phong trong phong trào trồng dừa xiêm đỏ ở huyện Bình Chánh là ông Trương Văn Nhuận (còn gọi Sáu Tâm), hiện đang cư ngụ ở số B7/235 đường Trương Văn Đa thuộc ấp 2, xã Bình Lợi.
Gia đình ông Sáu Tâm có 4ha đất, trước kia trồng mía thường xuyên đối mặt với điệp khúc “được mùa, mất giá”.
Năm 2006, cả khu vực xã Bình Lợi bị nước lũ từ thượng nguồn tràn về, mía ngập úng chết hàng loạt cho không ai lấy, ông bỏ cây mía chuyển sang trồng cây tràm.
Bến Tre: Nông dân thu lãi cao từ giống dừa thấp
Ông Sáu Tâm chăm sóc đám dừa xiêm giống
Cây tràm từ lúc trồng đến lúc thu hoạch hơn 3 năm nhưng thương lái thu mua chỉ 70 - 80 triệu đồng/ha, tính ra còn chưa đủ vốn nhưng ông vẫn cứ bám víu với cây tràm vì chưa tìm được giống cây trồng nào thích hợp.
Trong nhiều lần đi làm công tác từ thiện ở tỉnh Bến Tre, được bạn bè giới thiệu giống dừa xiêm đỏ Malaysia có nhiều ưu thế như dễ trồng, trái sai, chất lượng trái tốt, được thị trường ưa chuộng, đặc biệt thân cây thấp dễ thu hoạch,  ông Sáu Tâm liền mua 50 cây giống đem về trồng thử nghiệm.
Vùng đất Bình Lợi nhiễm phèn mặn, rất thích hợp với cây dừa nên giống dừa xiêm đỏ phát triển vượt trội. Thấy có hiệu quả, số dừa thu hoạch được ông Sáu Tâm để lại làm giống, đồng thời thuê xe cơ giới đào mương, lên liếp 3ha đất để chuyên canh giống dừa xiêm đỏ.
Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông huyện, ông trồng cây cách cây 6m, hàng cách hàng 6m, trung bình 1ha trồng khoảng 300 cây. Lợi thế của cây dừa xiêm đỏ là mau cho sản phẩm thu hoạch, khoảng 22 tháng sau khi trồng thì cây dừa ra bông và cho trái chiến, đến tháng thứ 28 thì trái ra đều, thu hoạch rộ.
Vườn dừa của ông Sáu Tâm hiện đã tăng lên 900 cây. Tính trung bình một cây dừa cho 10 trái, cứ 20 ngày thu hoạch một đợt được 9.000 trái, bán với giá 6.000 đồng/trái, ông thu được hơn 860 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, mỗi năm ông còn bán 12.000 trái dừa giống với giá 28.000 đồng/trái, kiếm thêm hơn 330 triệu đồng. Tính chung, trừ các khoản chi phí, mỗi năm ông thu lãi từ cây dừa hơn 1 tỷ đồng.
Ông Sáu Tâm chia sẻ: “Giống dừa này thấp lùn, lúc mới có trái nằm sát mặt đất hoặc ngang đầu người, rất dễ thu hoạch. Hiện nay, sau 10 năm trồng, cây dừa trong vườn nhà tôi cao nhất chỉ hơn 2m, khi thu hoạch bắc ghế hoặc thang với lên là tới, không phải leo trèo gì cả.
Giống dừa xiêm đỏ cũng dễ bán, lúc cao điểm vào mùa nắng, thương lái ở các quận 7, 12, Gò Vấp đến tận vườn mua với giá 8.000 - 10.000 đồng/trái, hàng không đủ bán”.
Theo UBND xã Bình Lợi, hưởng ứng chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay toàn xã có khoảng 30 hộ nông dân chuyển đổi đất trồng mía, trồng tràm sang trồng hơn 50ha dừa xiêm đỏ Malaysia. Cây dừa không chỉ góp phần chống sạt lở đất, cho bóng mát bảo vệ cảnh quan môi trường, mà còn giúp nhiều nông dân làm giàu trên mảnh đất vốn bạc màu, cằn cỗi của quê hương mình.
TRẦN CÔNG TẠO - SGGP

Ông trùm công nghệ Dropbox chia sẻ 7 bài học khởi nghiệp

Drew Houston, CEO của Dropbox mới đây đã chia sẻ những lời khuyên trong việc gây dựng và mở rộng doanh nghiệp.


Ông trùm công nghệ Dropbox chia sẻ 7 bài học khởi nghiệp

Drew Houston đồng sáng lập Dropbox vào tháng 6 năm 2007, một năm sau khi tốt nghiệp từ học viện công nghệ MIT. Sau 11 năm, từ một startup với trụ sở nằm trong một căn hộ nhỏ, Dropbox phát triển thành doanh nghiệp cung cấp phần mềm nổi tiếng toàn cầu với hơn 2.000 nhân viên, được định giá 20 tỷ USD. Mới đây, Houston trở lại học viện công nghệ MIT và có buổi trò chuyện với sinh viên về những kinh nghiệm thu được sau chặng đường khởi nghiệp.

Đừng chờ đợi thời điểm tối ưu

Houston cho biết ông hiểu các kỹ sư phần mềm thường có tâm lý cố gắng tối ưu hóa mọi thứ. Tuy nhiên suy nghĩ này sẽ cản trở việc bắt đầu một công ty. Nếu bạn cố gắng thực hiện xong lộ trình, ví dụ như từ làm việc cho một công ty nhỏ, chuyển sang công ty trung bình rồi gia nhập một công ty lớn, trong khi đó cố gắng lấy bằng Thạc sĩ rồi mới thành lập công ty, thì khi có cơ hội bạn đã đến tuổi nghỉ hưu.

Houston nhấn mạnh: "Việc tốt nghiệp và thành lập công ty ngay sau đó có thể không phải là sự lựa chọn lý tưởng nhưng đừng bao giờ bị ảnh hưởng bởi một lộ trình nào đó". Đồng thời, ông cũng lưu ý các sinh viên MIT đừng căng thẳng quá nhiều về việc chờ đến khi sẵn sàng, bởi sự chuẩn bị tốt nhất để trở thành một người sáng lập hoặc CEO chính là đóng vai trò người sáng lập hoặc CEO. 

Cách học tốt nhất là đọc sách thật nhiều

Để học cách điều hành một doanh nghiệp, ban đầu, Houston tìm cách gặp và trao đổi với nhiều người thành công. Tuy nhiên, ông nhanh chóng nhận ra rằng, không có nhiều thứ người ta có thể chia sẻ trong một buổi gặp mặt uống café chỉ kéo dài 15 phút, và hầu hết tất cả đều đề cập đến những kinh nghiệm giống nhau.

Thay vào đó, Houston bắt đầu dành thời gian đọc sách. Để tìm hiểu về việc bán hàng, ông đã mua 3 cuốn sách được đánh giá cao nhất trên Amazon. "Những cuốn sách này không khiến bạn chào hàng tốt hơn, những nó giúp bạn biết nên làm gì và đặt mục tiêu như nào ở từng bước".

Việc học một cách có hệ thống qua từng chương sách giúp các nhà lãnh đạo tương lai tiếp cận các chủ đề mà họ chưa bao giờ hứng thú một cách dễ dàng hơn. Trong trường hợp là một kỹ sư phần mềm như Houston, thứ ông học được là kỹ năng về diễn giải trước công chúng và quản lý kinh doanh. CEO Dropbox chia sẻ: "Cũng giống khi bạn học đi xe đẹp, bạn không thể nản chí hay dừng lại nếu bị ngã – và rồi cuối cùng mọi việc sẽ trở nên dễ dàng".

Tìm một cố vấn đã có những bước đi trước bạn

Khi Dropbox bắt đầu phát triển, Houston cho biết một trong những người cố vấn đắc lực nhất của ông thời điểm đó đang điều hành một startup khác đã thành lập được 2 năm. Đó là một công ty đã gọi vốn thành công một triệu USD và tổ chức được đội ngũ nhân sự đắc lực.

Việc có một cố vấn là rất quan trọng bởi bạn có thể hỏi họ những câu hỏi mang tính chiến lược và chi tiết về việc điều hành một công ty khởi nghiệp. Ví dụ, nếu bạn có những thắc mắc về cách giải quyết những yêu cầu của một nhà đầu tư tiềm năng, bạn có thể hỏi cố vấn, người đã từng trải qua giai đoạn đó để nhận được sự tư vấn thực tế.

Ngoài ra, tìm hiểu về những kinh nghiệm của những cố vấn này sẽ giúp bạn hiểu những điều đang chờ bạn trong một hoặc hai năm tới: khi nào nên tập trung vào gọi vốn, thu hút người dùng, hay thời điểm nào nên tuyển dụng nhân sự… CEO của Dropbox cho biết: "Bạn không cần phải có một danh sách hoàn hảo từng bước đi cho doanh nghiệp mà nên có một bản đồ về những thứ cần phải học và lộ trình thực tế nhất để tìm hiểu chúng".

Cân bằng giữa nhân sự cũ và nhân sự mới

Khi một startup phát triển, đặc biệt là nếu nó phát triển một cách nhanh chóng, những nhân viên đầu tiên sẽ tự thấy bản thân mình đang đảm nhiệm những vai trò to lớn hơn so với trước.  Tại thời điểm này, việc bắt đầu thuê thêm nhân sự cấp cao "không gắn bó với công ty từ những ngày đầu" sẽ có ích. Bởi những người mới và người cũ sẽ có điều kiện để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.

Vào năm 2014, Dropbox đã thuê Dennis Woodside khi ông đang điều hành một lĩnh vực kinh doanh có giá trị 17 tỷ USD tại Google. Năm ngoái, công ty cũng đã thuê Quentin Clark trở thành phó chủ tịch cấp cao về công nghệ, sản xuất và thiết kế. Công việc trước đây là Quentin là quản lý một đội kỹ sư ở Microsoft và SAP với số lượng còn lớn hơn cả Dropbox.

Tuy nhiên Houston cũng lưu ý rằng: "Thêm những nhân tố mới từ bên ngoài sẽ giúp công ty phát triển nhanh hơn, nhưng nếu 'cấy ghép' quá nhiều sẽ dễ dẫn đến một sự xung đột trong tổ chức".

Tạo nên những thứ khó sao chép

Rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ tài liệu đám mây. Thậm chí một số đơn vị còn đi trước cả Dropbox, quy mô lớn hơn và có nhiều sản phẩm hơn.

Chiến lược của Dropbox là tạo ra một sản phẩm mà các đối tác khó có thể làm theo. Dropbox Paper là một sản phẩm hợp tác sử dụng tài liệu nhưng nhấn mạnh vào việc kết nối những cá nhân đang cùng làm việc trong tài liệu đó, chứ không phải là định dạng lại tài liệu.

Theo Houston, nếu các đối thủ cạnh tranh muốn học theo Dropbox, họ sẽ phải thay đổi rất nhiều thứ trong nền tảng của mình, gần như là cung cấp lại toàn bộ dịch vụ mà người dùng đang sử dụng.

Đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu của thế giới

Dropbox đã chuyển đổi cốt lõi kinh doanh của công ty từ cung cấp dịch vụ lưu trữ tài liệu trên đám mây thành giúp người dùng làm việc một cách sáng tạo và hiệu quả. Houston cho biết: "Vấn đề mà tôi giải quyết với người dùng ngày hôm nay khác rất nhiều so với 10 năm trước".

Những nhân viên văn phòng ngày nay làm việc nhiều hơn với màn hình máy tính, vì vậy, Dropbox cũng đang phải cải thiện các thiết kế, độ hữu ích để phục vụ người dùng chu đáo hơn.

Luôn giữ sự bình tĩnh

Houston chia sẻ, có nhiều thời điểm khó khăn đã xảy ra tại Dropbox khiến ông nghĩ rằng guồng máy công ty đang vận hành nhanh hơn mức ông có thể đáp ứng và có ý định nhường lại vị trí lãnh đạo cho một người khác.

Tuy nhiên sau khi đã trải qua rất nhiều giai đoạn khó khăn, Houston nhận ra rằng, ông vẫn muốn vượt qua những thử thách để tiếp tục chèo lái công ty. Với tư cách là CEO của một startup mới lên sàn chứng khoán, những vấn đề xảy ra sắp tới có thể chưa bao giờ trải qua, nhưng Houston cho biết, ông có thể kiểm soát cách bản thân phản ứng lại các khó khăn đó.

Chuẩn bị cho mình sự tự nhận thức, thái độ quan tâm và bình thản là việc rất hữu dụng, CEO của Dropbox chia sẻ: "Trở thành một CEO là trải nghiệm có ích nhất nhưng cũng đau đớn nhất của tôi".

Theo Vnexpress.net

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Tên tuổi 10 tỷ phú công nghệ giàu nhất hành tinh

Mới đây, tờ Sunday Times vừa công bố 10 tỷ phú công nghệ giàu nhất hiện nay. Dẫn đầu danh sách này là Jeff Bezos, nhà sáng lập, kiêm Giám đốc điều hành trang mua bán trực tuyến Amazon với tổng tài sản lên đến 112,6 tỷ USD.

Jeff Bezos. Nhà sáng lập, kiêm Giám đốc điều hành trang mua bán trực tuyến Amazon (tổng tài sản: 112,6 tỷ USD).

Bill Gates. Đồng sáng lập kiêm Chủ tịch tập đoàn phần mềm Microsoft (tổng tài sản: 90,5 tỷ USD).

Mark Zuckerberg. “Cha đẻ” kiêm Giám đốc điều hành của mạng xã hội Facebook (tổng tài sản: 71,4 tỷ USD).

Carlos Slim Helú. Giám đốc America Movil (tổng tài sản: 67,5 tỷ USD).

Larry Ellison. Đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn phần mềm Oracle (tổng tài sản: 58,8 tỷ USD).

Larry Page. Đồng sáng lập trang tìm kiếm Google kiêm Giám đốc điều hành Alphabet - công ty mẹ của Google. (tổng tài sản: 47,8 tỷ USD).

Sergey Brin. Đồng sáng lập trang tìm kiếm Google, hiện đang giữ chức Chủ tịch tập đoàn Alphabet (tổng tài sản: 47,2 tỷ USD).

Pony Ma Huateng. Giám đốc điều hành tập đoàn Tencent (tổng tài sản: 45,6 tỷ USD).

Jack Ma. Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành trang mua bán trực tuyến Alibaba (tổng tài sản: 39,2 tỷ USD).

Steve Ballmer. Cựu Giám đốc điều hành tập đoàn Microsoft (tổng tài sản: 38,5 tỷ USD).

CEO Hải Liên Marketing Communications: Thêm kết nối, thêm sức mạnh

Không chỉ sở hữu phong cách thanh lịch, chị Hoàng Mỹ Liên còn mang đến cảm giác tích cực cho người đối diện bởi niềm đam mê với công việc và tinh thần lạc quan.

CEO Hải Liên Marketing Communications

Niềm đam mê dành cho lĩnh vực quà tặng cao cấp của chị mạnh mẽ đến mức có thể truyền cảm hứng đến bất cứ ai chuyện trò cùng chị.

hởi nghiệp như một công ty thiết kế sáng tạo, sau 17 năm, Hải Liên Marketing Communications đã từng bước chinh phục các đối tượng khách hàng bằng uy tín và các sản phẩm quà tặng tinh tế với tính ứng dụng cao. Nữ doanh nhân Hoàng Mỹ Liên vẫn nuôi dưỡng đam mê với việc phát triển nghệ thuật quà tặng ở Việt Nam, và tìm cách để quà tặng có thể tạo nên giá trị kết nối mang đặc trưng của văn hóa Việt.

Không ngừng làm mới bản thân

Chào chị, rất vui được trò chuyện cùng Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành Hải Liên. Chị đánh giá 2017 là một năm thế nào đối với công ty của mình?

2017 là một năm mang tính bước ngoặt trên chặng đường phát triển của công ty chúng tôi. Từ việc chủ yếu cung cấp sản phẩm dịch vụ quà tặng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp, chúng tôi đã chính thức cho ra đời thương hiệu quà tặng ẩm thực mang tên Moon n Sun với cửa hàng tại các TTTM sang trọng phục vụ trực tiếp nhu cầu quà tặng của khách hàng cá nhân. Thương hiệu này đem đến cho các khách hàng thêm một sự lựa chọn trong việc kết hợp giữa sản phẩm ẩm thực và thiết kế quà tặng sáng tạo. Sự ra đời của thương hiệu mới kéo theo nhiều điều mới mẻ trong hoạt động quản lý vận hành bán lẻ đem đến cho tôi và cộng sự nhiều hứng thú, giúp chúng tôi thay đổi tư duy theo hướng tích cực dù không thiếu những áp lực phải thay đổi, điều chỉnh để thích ứng.

Thách thức lớn nhất của công ty chị trong giai đoạn này so với thời điểm mới thành lập là gì? Chị đã thực hiện các biện pháp nào để vượt qua khó khăn?

Ra mắt Moon n Sun là một thử thách song cũng mở ra các cơ hội với chúng tôi. Đó là một lựa chọn “được” nhiều hơn “mất”, giúp chúng tôi đến gần hơn với thị trường, hiểu về nhu cầu và thị hiếu của nhóm khách hàng cá nhân. Để cho ra đời mỗi dòng sản phẩm quà tặng đẹp mang tính ứng dụng cao cùng dịch vụ hậu mãi tốt, khiến người tặng lẫn người được tặng trân quý, chúng tôi phải đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu, thử nghiệm rất nhiều mới có thể đưa ra thị trường.

Ngay từ khi bước vào ngành sáng tạo, tôi đã xác định nếu không chấp nhận thách thức thì chính mình sẽ tự đào thải. Chính vì thế, để không ngừng làm mới bản thân và thích ứng tốt với thị trường, chúng tôi có nhiều chương trình phối hợp với các làng nghề một cách nghiêm túc để tối ưu hóa sản phẩm, cho ra đời nhiều bộ sưu tập mới mỗi năm với những các xử lý và kết hợp vật liệu đa dạng.

Một số nhận định cho rằng mức độ cạnh tranh trên thị trường quà tặng cao cấp hiện nay không cao. Với chị, đó có phải là lợi thế cho Hải Liên?

Thị trường thực tế rất đa dạng và nhiều thử thách. Sự cạnh tranh với Hải Liên đến từ nhiều khía cạnh khác, chứ không chỉ là đối thủ doanh nghiệp. Ví dụ, chúng tôi đầu tư nhiều chất xám trong việc sáng tạo các mẫu quà tặng độc đáo song rất nhanh bị ăn cắp mẫu mã. Tôi mong đợi một sân chơi cạnh tranh công bằng và lành mạnh hơn cho dù nhiều hay ít người chơi.

Kết nối để thành công

Trải qua 17 năm thăng trầm, chị cảm thấy tâm đắc điều gì nhất ở cương vị người quản lý doanh nghiệp?

Khởi nghiệp và điều hành công ty sau chừng ấy năm, đối mặt với nhiều giai đoạn thăng trầm, điều quan trọng tôi đúc kết được đó là phải duy trì “sự kết nối” giữa mọi người. Tôi tin rằng sự thành công của một công ty dựa trên các cá nhân đầy nhiệt thành và yêu nghề. Từ sự kết nối bên trong giữa những con người Hải Liên, chúng tôi mở ra sự kết nối với các chuyên gia, các nghệ nhân làng nghề. Sức mạnh cộng hưởng từ tinh hoa của mỗi người cùng sự linh hoạt trong vận hành, tổ chức giúp tạo ra giải pháp thông minh với chi phí tối ưu cho mỗi món quà. Đứng ở vị trí quản lý, tôi luôn coi các nhân viên là người một nhà, cùng nhau góp sức để xây dựng ngôi nhà chung. Mỗi khi kết nối được với một người chính là lúc tôi có thêm sức mạnh. Quá trình đó cũng giúp tôi học hỏi, kiên nhẫn lắng nghe thông tin từ xung quanh hơn.

Chị làm thế nào để duy trì niềm đam mê trong công việc và truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên của mình?

Tôi giữ lửa cho mình bằng niềm tin vào sự tử tế của con người và niềm vui của người nhận các sản phẩm quà tặng của chúng tôi. Việc chuyên tâm chế tác ra các sản phẩm quà tặng đẹp để mọi người chiêm ngưỡng và sử dụng mang đến cho chúng tôi niềm vui và cảm hứng làm việc mỗi ngày. Đó cũng là cách kết nối tốt nhất giữa tôi và các nhân viên của mình. Tôi tin rằng chỉ khi người lãnh đạo có những suy nghĩ đúng đắn và tin tưởng vào đó thì mới lan tỏa được cách nghĩ ấy đến các cộng sự. Thêm nữa, tôi truyền cảm hứng cho nhân viên không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động. Vì thế tôi luôn cùng làm việc với nhân viên, không nề hà lớn nhỏ, lăn xả và hòa đồng với cộng sự trên tinh thần làm việc nghiêm túc.

Vậy trong những lúc đi công tác hoặc vắng mặt tại công ty, chị có nguyên tắc gì để công việc được vận hành “trơn tru” khi “sếp vắng nhà”?

Thẳng thắng thừa nhận thì đây là thách thức trong công tác điều hành của tôi khi “sếp vắng nhà”.(cười). Tuy nhiên tôi rất tin tưởng về tư cách đạo đức và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên dưới quyền. Tôi đã và đang xây dựng một thế hệ quản lý kế thừa, có cùng tư tưởng và hiểu rõ định hướng của tôi. Chỉ cần mọi thành viên đồng lòng, mọi vấn đề sẽ được giải quyết và điều đó khiến tôi yên tâm hơn mỗi khi “đi vắng”.

Nghĩ tích cực để cân bằng

Được biết chị có một gia đình hạnh phúc với 4 người con có lẽ chiếm không ít thời gian của chị. Chị có công thức gì để gìn giữ hạnh phúc gia đình và chu toàn công việc?

Theo tôi, việc nào cũng vậy, duy trì hạnh phúc gia đình hay điều hành công ty không nằm ở bí quyết mà là nghệ thuật chia sẻ. Trong gia đình, nếu tất cả mọi chuyện đều được chia sẻ, giãi bày với nhau một cách rõ ràng, minh bạch sẽ hình thành nền tảng giúp các thành viên thấu hiểu nhau hơn. Tôi không chỉ chia sẻ công việc, những trăn trở lo toan với ông xã, mà với con cái tôi cũng cho chúng biết để đồng cảm với những vất vả của mẹ. Có nhiều đợt gia công quà tặng, tôi còn rủ các con cùng tham gia một công đoạn nào đó để mẹ con cùng vui, có thể hiểu nhau và gắn bó nhau hơn. Đặc biệt, nhiều năm qua, dù có những ngày làm triền miên xuyên đêm, tôi vẫn ăn cơm nhà đều đặn. Đó cũng là một cách tôi trân quý gia đình.

Vậy thì có lúc nào chị dành thời gian cho các sở thích cá nhân khi quá bộn bề công việc?

Tôi làm việc trong tâm thế không mệt mỏi, với tôi công việc chính là niềm vui, niềm đam mê, là cách tôi giải trí. Chính sự thú vị đến từ quá trình tìm hiểu tạo nên những sản phẩm mới, những chuyến ghé thăm các làng nghề, chất liệu mới được khám phá… đã mang đến cho tôi rất nhiều hứng thú. Việc sáng tạo không ngừng giúp tôi nạp năng lượng và lấy đó làm động lực để bước tiếp. Tôi không bao giờ để mình chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực vì mỗi người chỉ có một cuộc đời, hãy sống thế nào để không hổ thẹn và có ý nghĩa. Trong kinh doanh, không ai tránh được những lúc bế tắc, nhưng vấn đề là bạn đối mặt với nó thế nào. Chính vì vậy tôi luôn không ngừng suy nghĩ những điều mới mẻ để thấy bản thân chưa bao giờ cũ.

Chị có lời khuyên nào dành cho cộng đồng nữ doanh nhân?

Tôi mong tất cả các nữ doanh nhân hãy cố gắng duy trì sự cân bằng cho bản thân bằng những suy nghĩ tích cực. Khi nghĩ tích cực, bạn sẽ tìm được nhiều giải pháp hơn và mọi chuyện đều có thể được giải quyết. Đó là cách tốt nhất để đối diện với tất cả khó khăn, bất luận là khó khăn đến từ gia đình hay công việc.

Theo Thương Gia Online

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

8 câu chuyện truyền cảm hứng từ tỷ phú Jack Ma

Hãy tưởng tượng một nền tảng thương mại điện tử trực tuyến có giá trị hơn Facebook và kết hợp tất cả các lợi ích của EBay và Amazon, đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm hơn cả hai nền tảng kết hợp. Đó chính là Alibaba, một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất không chỉ ở Trung Quốc mà cả thế giới. Tuy nhiên, hành trình thành lập Alibaba lại là câu chuyện trưởng thành của một doanh nhân từng bị bắt cóc đến một trong những người giàu nhất thế giới hiện nay.

Chân dung tỷ phú Trung Quốc, Jack Ma

1. Thời điểm bị bắt cóc

Năm 1995, Jack Ma đến nước Mỹ cho chuyến công tác kinh doanh đầu tiên. Một phần công việc của ông là cố gắng thu nợ từ một doanh nhân Mỹ ở Malibu, California. Hóa ra, người kinh doanh không muốn trả tiền cho Jack Ma, và thay vào đó, đe dọa ông bằng súng và khoá chặt ông trong nhà. Jack Ma đã may mắn trốn thoát và nó trở thành ký ức khó quên trong cuộc đời doanh nhân của ông.

2. Xuất phát điểm là một giáo viên tiếng Anh

Jack Ma bắt đầu sự nghiệp của mình là một giáo viên tiếng Anh. Trên thực tế, khi 13 tuổi, ông bắt đầu học tiếng Anh bằng cách thức dậy lúc 5 giờ sáng mỗi ngày và đi vòng quanh xe đạp để nói chuyện với người nước ngoài. Sự thực hành này giúp Jack học tiếng Anh và nhuần nhuyễn nó nhanh chóng.

3. Ý nghĩa đằng sau tên gọi Alibaba

Jack Ma đặt tên Alibaba tại một quán cà phê. Khi ông hỏi một cô hầu bàn về những gì cô nghĩ khi nhắc đến cái tên và cô nói nó có vẻ giống như "Open Sesame", nghĩa là “chìa khoá thần kỳ “. Theo Jack, đó chính xác là giá trị cốt lõi của nền tảng thương mại điện tử này và quyết định chọn cái tên Alibaba.

Alibaba, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc

4. Thần tượng là Forest Grump

Người anh hùng với Jack Ma không phải là một con người thực sự, mà là nhân vật hư cấu Forest Grump trong tác phẩm cùng tên. Ông giải thích: "Tôi xem lại bộ phim nhiều lần bởi nó dạy tôi rằng dù bất cứ điều gì thay đổi, bạn sẽ mãi là chính mình. Tôi vẫn là gã 15 năm trước, từng chỉ kiếm được 20 đô la một tháng. Nó cho tôi động lực để hôm nay tôi có thể làm được nhiều hơn điều đó ".

5. Người Trung Quốc đầu tiên xuất hiện trên bìa tạp chí Forbes

Bạn có biết rằng trong khi Forbes thường vinh danh các doanh nhân nổi tiếng và các nhà triết học, Jack Ma là doanh nhân Trung Quốc đầu tiên xuất hiện trên bìa của tạp chí Forbes.

Jack Ma trên bìa tạp chí Forbes

6. Tình yêu đích thực

Người đàn ông đằng sau Alibaba có một tình yêu thật sự và đó không phải là thế giới của công nghệ. Jack Ma yêu showbiz và chó. Ông có nuôi một chú cún khổng lồ tên là Apollo và luôn đồng hành bên cạnh.

7. Cha mẹ của ông là những người biểu diễn bất hợp pháp

Trong khi Jack Ma là người sáng lập nên một doanh nghiệp có tiếng, cha mẹ ông lại từng làm việc bất hợp pháp. Họ từng theo đuổi nghề biểu diễn nghệ thuật "pingtan", một hình thức truyền thống kể chuyện bằng âm nhạc Trung Quốc đã bị cấm trong Cuộc Cách mạng Văn hóa từ năm 1966 đến năm 1976.

Hình ảnh hiếm hoi Jack Ma hồi nhỏ cùng gia đình

8. Sự thay đổi “cái tôi”

Jack Ma đã trải qua một sự thay đổi lớn về “cái tôi” của mình. Ngoài cái tên được đặt tên, ông còn được gọi là Feng Quinyang, một kiếm sĩ huyền thoại nổi tiếng vì tính hung hăng, không thể tiên đoán và hay ẩn náu. Biệt danh phù hợp với tính cách của Jack Ma khi xử lý công việc kinh doanh nhưng ông biết tách biệt nó ra khỏi cuộc sống gia đình hằng ngày.

Jack Ma nhìn thấy máy tính lần đầu tiên ở tuổi 31 và gần như không tốt nghiệp Đại học, nhưng ông vẫn trở thành một trong những doanh nhân thành công nhất. Jack Ma có thể đã có nhiều thất bại trong cuộc đời nhưng câu chuyện của ông về thành công giúp chúng ta nhận ra cần bắt đầu ngay khi có thể và nếu bạn làm việc đủ chăm chỉ, bạn sẽ có được cuộc sống như mong ước.

Theo Dân Việt - Nguồn: Startupstories

CEO Asanzo: 18 năm bỏ học để dựng cơ nghiệp nghìn tỷ

Dưới sự dẫn dắt của doanh nhân 8X, chỉ sau 4 năm thành lập, Asanzo đã trở thành cái tên quen thuộc với người tiêu dùng Việt.

Năm 2017, hãng bán ra 710.000 chiếc TV, gấp 1,5 lần so với 2016 (500.000 chiếc), đạt doanh thu 4.629 tỷ đồng. Tại nông thôn, độ phủ của thương hiệu lên đến 70%. Những con số ấn tượng này đã đưa Asanzo vào top 4 thương hiệu TV chiếm thị phần cao nhất Việt Nam.

Sự phát triển thần tốc của Asanzo đến từ những tư duy khác biệt của người lãnh đạo: Phạm Văn Tam.

Muốn hiểu người phải lăn vào đời

18 năm “lăn lộn” qua nhiều nghề, ông chủ hãng điện tử Việt tin rằng không có thành công nào là tự nhiên nếu không đi cùng sự bền bỉ, lăn lộn và thấu hiểu mọi ngóc ngách thương trường. Thành công của Asanzo đến từ 4 chữ “hiểu”: hiểu thị trường, hiểu sản phẩm, hiểu đối thủ và hiểu khách hàng.

Anh Phạm Văn Tam - Tổng giám đốc Asanzo.

Nói về am hiểu thị trường, ông chủ Asazo xác định đi vào thị trường ngách nhỏ, tạo ra sản phẩm chuyên biệt cho mỗi vùng miền. Đơn cử như dòng TV chạy bình ắc quy với màu chủ đạo đỏ và vàng được thiết kế riêng cho người dân miền Tây. Còn tại miền Trung, anh giới thiệu hay dòng TV có đặc tính chống oxy hóa.

“Asanzo hiểu người dân Việt Nam cũng như tôi đã trải qua nhiều địa phương để thị sát. Từ đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau, tôi đều hiểu hết khách hàng”, doanh nhân 8x chia sẻ.

Bằng việc “nằm vùng”, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thấu hiểu sản phẩm, từ đó nhận ra sản phẩm của mình cần giữ và loại bớt tính năng gì. Ví dụ, khi ra mắt bộ đôi điện thoại Z5 và S5 tháng 8/2017, Asanzo đã mạnh dạn bỏ đi cổng tai nghe 3,5 mm truyền thống và thay thế bằng tai nghe không dây. Điều này giúp Asanzo giảm chi phí và giá thành mà vẫn đảm bảo giá trị thực của sản phẩm.

Am hiểu khách hàng là chìa khóa để doanh nghiệp mang đến sản phẩm phù hợp thị hiếu.

Không chỉ tiết giảm, ông chủ thương hiệu TV Việt cũng khá linh hoạt khi mở rộng danh mục để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Hiện Asanzo có hơn 70 dòng sản phẩm phục vụ cho tất cả nhu cầu về điện tử, điện lạnh và điện thoại. Chiến lược này không hướng vào việc đa dạng hóa sản phẩm mà đến từ nhu cầu thực tế của khách hàng.

Người Việt hiểu người Việt

Thoạt nhìn có vẻ Asanzo đang liều lĩnh chọn một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Song ông chủ hãng cho biết anh tự tin đương đầu trên mặt trận này nhờ am hiểu đối thủ. Theo anh Tam, lợi thế cạnh tranh độc quyền của doanh nghiệp Việt chính là sự thấu hiểu người Việt và khách hàng.

Nhiều năm đi khảo sát thị trường tại các vùng miền, ông chủ Asanzo nhận ra người Việt rất thích hát karaoke dù là trong phòng hay tại gia. Vì vậy, sản phẩm TV của hãng luôn tích hợp phần mềm Karaoke Offline với 12.000 bài hát, giúp người dùng thoả mãn đam mê ca hát mọi lúc mọi nơi.

Asanzo thực hiện chiến lược “địa phương hóa” sản phẩm.

Tương tự vậy, trong lần ra mắt mẫu TV OLED đầu tiên, hãng đã giới thiệu FPT Play, ứng dụng tích hợp cho phép người xem truy cập hơn 150 kênh truyền hình trong nước và quốc tế để theo dõi Ngoại hạng Anh mùa giải 2017-2018.

Bên cạnh đó, anh Tam chủ trương phát triển hệ thống đại lý và bảo hành để giảm chi phí đi lại của người nông dân, giúp họ dễ tiếp cận với sản phẩm. Ông chủ hãng di động Việt tin rằng một chế độ bảo hành tận tình là điều quan trọng để có được sự tin tưởng của đại lý.

Nhà phân phối chỉ cần bán hàng, còn việc hỗ trợ người tiêu dùng Asanzo đều chủ động giải quyết. Đây là một trong những bí quyết để doanh nhân này “giữ chân” các nhà phân phối và đại lý từ những ngày đầu thành lập công ty đến nay. 

Suốt 18 năm, với khao khát tìm “giá trị thực” cho từng sản phẩm, Phạm Văn Tam đã từng bước đưa Asanzo - thương hiệu Việt sánh ngang với các thương hiệu điện tử quốc tế khác.

“Doanh nghiệp Việt muốn trỗi dậy thì đừng theo cái bóng của các ông lớn mà cần tập trung vào thế mạnh cốt lõi, thấu hiểu thị trường, sản phẩm, đối thủ, khách hàng và kiên định với hành trình khởi nghiệp. Đó là chìa khóa để Việt Nam vươn lên trở thành một quốc gia khởi nghiệp xứng tầm, một “Israel châu Á” trong tương lai”, anh Tam nhấn mạnh.

Theo Zing

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

Hành trình truyền lửa cho những ước mơ của doanh nhân 8x

Giữa bộn bề của cuộc sống mưu sinh, những biến động không ngừng của xã hội, câu chuyện khởi nghiệp thành công của Ông Nguyễn Ngọc Thuỷ là một trong tấm gương sáng cho các bạn trẻ dám nghĩ dám làm, không ngại đương đầu với khó khăn để chinh phục những đỉnh cao mới trên hành trình hiện thực hoá ước mơ của mình.

Hành trình truyền lửa cho những ước mơ của doanh nhân 8x -1
Ông Nguyễn Ngọc Thuỷ nhận Giải thưởng Doanh nhân Châu Á Thái Bình Dương (APEA) năm 2017

Ông Nguyễn Ngọc Thuỷ là một trong những doanh nhân 8x đời đầu chạm tay được tới tượng đài vinh quang khi xuất sắc vượt qua gần 50 đối thủ được đề cử khác để lọt vào danh sách 14 nhà lãnh đạo được vinh danh tại buổi lễ trao giải thưởng Doanh nhân Châu Á Thái Bình Dương (APEA) năm 2017 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Thuỷ không phải là một cái tên xa lạ trong ngành giáo dục nhưng có lẽ với nhiều người, hành trình hiện thực hoá giấc mơ của ông vẫn còn là một ẩn số.

Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức nhưng lại chọn chia tay với giảng đường đại học để theo đuổi đam mê mà ông gọi là duy nhất và suốt đời của mình, đó là xây dựng tập đoàn giá trị tỷ đô, được khách hàng tin cậy, tạo ra hàng ngàn việc làm.

Chàng trai sinh năm 1982 khi ấy mới đang ngồi trên ghế nhà trường của trường PTTH chuyên Nguyễn Huệ (Hà Tây cũ). Ông đã cùng một thầy giáo mở trung tâm luyện thi đại học khu vực Hà Đông, và sau này phát triển thành 1 công ty chuyên luyện thi đại học. Sau 17 năm, công ty vẫn hoạt động nhưng đã được chuyển giao cho thành viên khác trong gia đình phụ trách.

Dù là xuất phát điểm chỉ là một ý tưởng có vẻ “đầy mạo hiểm” nhưng đây lại trở thành nguồn thu nhập ổn định đủ để ông bền bỉ nuôi những dự án khác trong những lúc khó khăn, cũng đủ để gia đình trong lúc ông tay trắng cũng sống không quá chật vật. Với ông Thuỷ, đây là thành công đầu đời, dù nhỏ, nhưng vẫn đủ để ông cảm thấy tự hào với những nỗ lực của bản thân.

Hành trình truyền lửa cho những ước mơ của doanh nhân 8x -2
Với niềm đam mê dai dẳng với giáo dục, Egroup đã được ông thành lập và gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực này

Sau đó, ông tiếp tục cuộc hành trình khởi nghiệp của mình với 1 loạt các ý tưởng kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau. Có lẽ do chưa “bén duyên” nên ông chưa thực sự thành công cho tới khi quyết định tiếp tục quay lại với những dự án trong ngành giáo dục. Có thể nói, đây là niềm đam mê dai dẳng – niềm đam mê đích thực trên hành trình chạm tới thành công của ông Nguyễn Ngọc Thuỷ - chàng trai đã dũng cảm quyết định dừng việc học trên ghế nhà trường để theo đuổi một giáo trình “gai góc” khó nhằn hơn trên “trường đời”.

Trải qua một số lần va vấp, ông Thuỷ vẫn không từ bỏ ước mơ và quyết tâm theo đuổi hành trình mình đã chọn. Tập đoàn Egroup do ông Thuỷ sáng lập từ năm 2008 đã dành được nhiều thành công nổi trội trên chặng đường 10 năm phát triển.

Egroup là công ty tiên phong trong lĩnh vực game giáo dục trực tuyến với sản phẩm Chinh phục vũ môn tại Việt Nam. Chinh phục vũ môn có xuất phát điểm là một trò chơi giáo dục trực tuyến, mang đến một thế giới học đường trên internet giúp học sinh trang bị kiến thức, kỹ năng sống bởi ông Thuỷ tin rằng “môn nào chúng ta thích, đam mê, thì học rất tốt. Môn học gì không thích thì học mãi không vào. Do đó, tôi muốn đưa công nghệ vào áp dụng để việc học trở nên thân thuộc, và học sinh có thể phát huy được nhiều khả năng của mình hơn".

Tuy nhiên, dự án thành công nhất trong sự nghiệp của ông đến thời điểm hiện tại là Apax English - chuỗi trung tâm tiếng Anh lớn nhất cả nước về số lượng trung tâm chỉ sau 2 năm thành lập. Ngay từ những ngày đầu thành lập năm 2015, Apax English đã tự tạo được cho mình sự khác biệt trong vô số đối thủ cạnh tranh khác với phương châm “Mượn – Giành – Dẫn”: Mượn công nghệ của nước ngoài, Giành thị phần nhằm Dẫn đầu thị trường.

Hành trình truyền lửa cho những ước mơ của doanh nhân 8x -3
Apax English – Dự án thành công nhất thời điểm hiện tại của ông Nguyễn Ngọc Thủy

Apax English là một mô hình khởi nghiệp giáo dục trên nền tảng công nghệ thành công với gần 60 trung tâm tiếng Anh cao cấp dành cho trẻ em trên toàn quốc với hơn 40.000 học viên. Dự án này được coi là thành công trọn vẹn của doanh nhân Nguyễn Ngọc Thuỷ. Đây là đứa con tinh thần của ông Thuỷ bởi nó là một dự án được ông Thuỷ ấp ủ trong nhiều năm, hiện thực hoá được khát khao đóng góp, giúp thế hệ trẻ Việt Nam vươn ra tầm quốc tế với khả năng sử dụng Tiếng Anh thành thạo như ngôn ngữ thứ hai của mình.

Apax English với quy mô mới, tầm vóc lớn chính là cách mà ông Nguyễn Ngọc Thuỷ hiện thực hoá khát vọng cống hiến của mình – được truyền lửa cho những ước mơ vươn lên để bay xa hơn nữa của các em học sinh ở tất cả các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam.

Theo Tiền Phong

Ông chủ Tập đoàn Alibaba Jack Ma kinh doanh như thế nào?

Sự kiện Chủ tịch Jack Ma đã đến Việt Nam và được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón tiếp gây xôn xao dư luận. Vậy Jack Ma là ai, Alibaba là tập đoàn thế nào mà lại có sức ảnh hưởng đến như vậy?

Ông chủ Tập đoàn Alibaba Jack Ma là ai?

Tỉ phú Jack Ma sinh ngày 10/9/1964 tại Trung Quốc, là người sáng lập và Chủ tịch điều hành của tập đoàn Alibaba có trị giá 392,7 tỉ USD. Ngay từ lúc còn trẻ, Jack Ma đã thể hiện nỗ lực bằng cách đạp xe đạp 45 phút mỗi sáng đến một khách sạn chỉ để … nói chuyện tiếng Anh với người nước ngoài!

Khi trưởng thành, sau hai lần trượt, Jack Ma thi đỗ vào Học viện sư phạm Hàng Châu (sau này đổi tên thành Đại học sư phạm Hàng Châu). Jack Ma là doanh nhân Trung Quốc đại lục đầu tiên xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Forbes.

Tốt nghiệp khoa tiếng Anh trường Hàng Châu năm 1988, ông dạy tiếng Anh nhiều năm ở Viện Kỹ thuật điện tử Hàng Châu với thu nhập 12 USD/tháng. Năm 1995, trong một chuyến đi ngắn tới thành phố Seattle (Hoa Kỳ), Jack Ma lần đầu tiếp xúc Internet. Ông đã tìm từ "beer" (bia) trên Yahoo! và nhanh chóng bị ám ảnh bởi mạng máy tính toàn cầu.

Ông chủ Tập đoàn Alibaba Jack Ma kinh doanh như thế nào? -1
Trụ sở chính của Công ty Alibaba tại Hangshou, Zhejiang, Trung Quốc.
Ảnh: Reuters

Sau đó, ông thành lập công ty Internet đầu tiên của mình tên là China Pages - một danh bạ trực tuyến. Năm 1999, ông tập hợp 17 người bạn, cùng thảo luận về công ty mới – một website kết nối các hãng xuất khẩu với người mua ngoại quốc. Sau đó, Alibaba ra đời, rồi nhanh chóng phát triển, trở thành hãng thương mại điện tử thống trị Trung Quốc cho đến thời điểm 7/5.

Khi lập Alibaba, Jack Ma chẳng có tiền, không có kiến thức công nghệ và phong cách quản trị cũng rất tùy hứng. Nhưng ông được nhận xét là người có một phong thái rất thu hút, cùng với năng khiếu ngôn ngữ đáng nể. Hiện tại, Alibaba đã là một công ty toàn cầu với 22.000 nhân viên và 90 văn phòng trên thế giới.

Hai website phổ biến nhất của hãng là Taobao và Tmall đóng góp tới 80% doanh thu ngành bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc. Mỗi ngày, hai website này có hơn 100 triệu lượt truy cập. Alibaba còn điều hành một dịch vụ thanh toán điện tử, quỹ đầu tư, kinh doanh điện toán Cloud (đám mây) và một số dịch vụ cho điện thoại di động.

Alibaba còn mua lại các công ty trong lĩnh vực giải trí, thể thao, truyền thông và cả một đội bóng đá. Năm 2013, Jack Ma từ chức CEO (Giám đốc điều hành) để tập trung cho công tác từ thiện. Tuy nhiên, ông vẫn là chiến lược gia trưởng tại Alibaba, và là bộ mặt của công ty trước công chúng.

Vào tháng 8 vừa qua, Jack Ma đã giành ngôi đầu bảng trong danh sách các tỉ phú ở Châu Á do tạp chí Forbes bình chọn, với khối tài sản lên tới 37,4 tỉ USD. Theo thống kê từ trang USA Today, ông hiện là người giàu thứ 18 trên thế giới.

Ông chủ Tập đoàn Alibaba Jack Ma kinh doanh như thế nào? -2
Chủ tịch Jack Ma là doanh nhân Trung Quốc đại lục đầu tiên xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Forbes.
Ảnh: Forbes

Trong chuyến thăm Việt Nam, ông chủ Jack Ma đã có mặt ở Trung tâm hội nghị quốc gia vào 16h chiều ngày 6/11/2017 để tham dự buổi nói chuyện với các sinh viên tại Hà Nội nhằm khơi gợi ý chí hoài bão cho nhiều bạn trẻ Việt Nam, đông nhất là sinh viên.

Alibaba lãi lớn trong tài khóa 2017/18

Doanh thu của Alibaba trong tài khóa này đứng ở mức 250,3 tỉ nhân dân tệ (yuan), tăng 58%. Đây là mức tăng nhanh nhất kể từ khi phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) tại New York vào năm 2014, chủ yếu do tốc độ tăng trưởng nhanh của mảng thương mại bán lẻ, mảng kinh doanh điện toán Cloud, cũng như việc hợp nhất các doanh nghiệp mới mua lại.

Daniel Zhang - Giám đốc điều hành Alibaba Group, cho hay với việc tung ra chiến lược bán lẻ mới (New Retail), nền tảng thương mại điện tử đang phát triển thành “trung tâm” bán lẻ hàng đầu của Trung Quốc. Trong năm qua, Alibaba đã nỗ lực phát triển công nghệ, điện toán Cloud, logistics, giải trí kỹ thuật số và dịch vụ trong nước.

Theo báo South China Morning Post, số người mua hàng trực tuyến trên mạng của Alibaba tại Trung Quốc đã đạt 552 triệu tính đến cuối tài khóa 2017/18, tăng 98 triệu so với tài khóa trước. Đến tháng 5/2018, công việc làm ăn vẫn suôn sẻ, lợi nhuận tăng mạnh.

Trong khi đó, tổng giá trị hàng hóa trên thị trường bán lẻ Trung Quốc của Alibaba trong cùng tài khóa đã tăng 28% lên 4.820 tỉ yuan. Theo Maggie Wu - Giám đốc Tài chính của Alibaba Group, Alibaba cũng dự kiến tổng doanh thu trong tài khóa 2018/19 tăng hơn 60%...

Alibaba đóng cửa 240.000 gian hàng trực tuyến bán hàng giả

Alibaba, “gã khổng lồ” trong lĩnh vực thương mại điện tử của Trung Quốc, trong năm 2017 đã đóng cửa 240.000 gian hàng trực tuyến buôn bán các loại hàng hóa giả mạo. Bên cạnh đó, Alibaba cũng đã thông báo với các cơ quan an ninh trên toàn quốc về những sản phẩm giả mạo, qua đó giúp bắt giữ 1.606 nghi phạm.

Theo phóng viên tờ South China Mornig Post tại Bắc Kinh, Alibaba khẳng định với vai trò là nền tảng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới, tập đoàn này cam kết tham gia nghiêm túc vào cuộc chiến chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Ông chủ Tập đoàn Alibaba Jack Ma kinh doanh như thế nào? -3
Hai website phổ biến nhất của Alibaba là Taobao và Tmall đóng góp tới 80% doanh thu ngành bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc, mỗi ngày có hơn 100 triệu lượt truy cập.
Ảnh: SCMP

Tháng 1/2017, Alibaba đã gia nhập “liên minh đấu tranh chống hàng giả thông qua phân tích dữ liệu lớn” gồm 20 thương hiệu. Đến nay, liên minh này đã thu hút sự tham gia của 30 thương hiệu.

Hành động này của ông chủ Alibaba Jack Ma được đưa ra sau khi Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ngày 12/1 đã đưa trang mạng thương mại trực tuyến “Taobao.com” của tập đoàn này, cùng với tám khu chợ khác của Trung Quốc, trong đó có hai khu chợ truyền thống tại thành phố Bắc Kinh là Tú Thủy và Hồng Kiều, vào “Danh sách những thị trường có tiếng xấu năm 2017” vì đã thường xuyên diễn ra các hoạt động buôn bán hàng hóa giả mạo và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Năm 2011, Taobao lần đầu tiên bị đưa vào danh sách đen, nhưng đã được rút ra khỏi danh sách này vào năm 2012 nhờ những nỗ lực đấu tranh chống nạn buôn bán hàng giả một cách hiệu quả…

* * *

Cũng theo tờ SCMP, tập đoàn Alibaba lãi lớn trong tài khóa 2017/18 là nhờ công sức của tập thể lãnh đạo, công đầu là tỉ phú Jack Ma - người có nhiều sáng kiến để đưa Alibaba ngày một phát triển. Với cái đà tiến vượt bậc này, giới phân tích cho rằng trong tương lai từ đây cho tới cuối năm 2018, mức lãi ròng của Alibaba sẽ còn tiếp tục tăng cao.

Theo Người Tiêu Dùng

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2018

Ông chủ Amazon chia sẻ bí quyết trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới

Mặc dù Amazon không phải là mô hình cửa hàng trực tuyến đầu tiên trên thế giới, nhưng bằng bộ óc thiên tài và khả năng nắm bắt những chuyển dịch của thị trường, Jeff Bezos đã làm lu mờ các đối thủ khác vì sáng tạo ra hàng loạt các quy trình giúp việc mua sắm trở nên nhanh chóng và tiện lợi, đồng thời cho phép khách hàng có thể mua sắm mọi thứ bên trong nền tảng của mình.

Làm một CEO không dễ, làm CEO thành công lại càng khó hơn và sự thành công của Jeff Bezos đến từ những bài học quý giá được ông chắt lọc trong suốt chặng đường đầy chông gai của mình.

Ông chủ Amazon chia sẻ bí quyết trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới -1
CEO Amazon Jeff Bezos.

Chú ý tới khách hàng, đừng chỉ nhìn vào đối thủ

Chia sẻ về quyết định tại sao muốn trở thành một doanh nhân, CEO Jeff Bezos chỉ trả lời một cách vô cùng đơn giản: "Tôi nghĩ rằng mình luôn muốn được làm điều ấy. Tôi đã luôn có ý tưởng kể từ khi còn là một cậu nhóc", Jeff Bezos nói. "Tôi thuộc mẫu người mà bất kể khi nhìn vào thứ gì đều cảm thấy nó có gì đó 'sai sai', hoặc nó có thể được cải tiến."

"Tôi nghĩ rằng điều tuyệt vời nhất về loài người đó là chúng ta luôn cải tiến được mọi thứ", Jeff Bezos tiếp lời. Ông cho rằng nếu các doanh nhân và nhà phát minh cứ mãi theo đuổi niềm đam mê và khát vọng, thì họ sẽ không bao giờ thỏa mãn. "Bạn cần phải khai thác điều này một cách triệt để", ông khẳng định.

Ông chủ Amazon chia sẻ bí quyết trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới -2
Jeff Bezos khẳng định để đạt được thành công cần vượt qua nhiều rủi ro và thậm chí là thất bại.

"Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần tận dụng tiềm năng ở các khách hàng thay vì đối thủ cạnh tranh", Jeff Bezos nói. "Đôi khi tôi thấy các công ty, ngay cả những startup nhỏ, họ dường như đang quá chú tâm và thị trường cạnh tranh hơn là khách hàng của chính mình."

"Đối với những nền công nghiệp lớn và trưởng thành, đôi khi lựa chọn này có thể hoặc sẽ là thứ đóng vai trò quyết định cho thành công của bạn và công ty của bạn."

Khi được hỏi quan niệm thế nào về đồng tiền và cách tiêu tiền, với vị thế là tỷ phú đầu tiên trong lịch sử chạm tới 3 con số (hàng trăm tỷ USD), Jeff Bezos chỉ đơn giản cho rằng doanh thu kiếm được từ Amazon đã và đang là nguồn tài chính chuyển đổi sang dự án thám hiểm vụ trụ mang tên Blue Origin do chính ông sáng lập. "Tôi thanh lý khoảng 1 tỷ USD cổ phiếu Amazon mỗi năm để tài trợ cho Blue Origin, và tôi dự định sẽ tiếp tục làm điều đó trong một thời gian dài sắp tới". Đoạn, ông khẳng định Blue Origin mang theo sứ mệnh quan trọng với nền văn minh lâu dài của loài người.

Hãy mạnh dạn làm thử

"Cuộc sống luôn có đầy những rủi ro khác nhau. Khi bạn 80 tuổi và bắt đầu nghĩ về những điều mà mình hối tiếc trong cuộc sống, thì hầu hết trong số đó là những thứ chúng ta đã không làm. Chúng là những quyết định thiếu sót và sai lầm", Jeff Bezos nói.

"Thật vậy. Rất hiếm khi bạn hối tiếc về những gì đó bạn đã làm và thất bại. Bạn sẽ kiểu như: "Tôi yêu cô nàng đó, nhưng tôi chưa từng nói với cô ấy", và rồi 50 năm sau, bạn vẫn "canh cánh" một câu hỏi: "Tại sao tôi không nói với cô ấy", "Tại sao tôi không theo đuổi cô ấy",... Bởi vì đó là điều đáng tiếc nhất trong cuộc sống - thứ sẽ khiến bạn rất khó để hạnh phúc khi phải "tự vấn" bản thân trong suốt cuộc đời."

Chia sẻ về những ngày đầu tiên "vượt khó" cùng Amazon - vốn chỉ là một dịch vụ bán sách vào lúc bấy giờ, CEO Jeff Bezos đã nhắc lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ.

Ông chủ Amazon chia sẻ bí quyết trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới -3

"Mặc dù trong khoảng 30 ngày đầu, tôi biết rằng việc kinh doanh bán sách sẽ thành công, nhưng tôi vẫn bị sốc trước số lượng sách mà tôi đã bán ra", Jeff Bezos kể lại. "Lúc ấy chúng tôi đã thực sự bị khủng hoảng nhân sự, với chỉ 10 người và hầu hết là kỹ sư phần mềm. Thế là tất cả - bao gồm cả tôi, phải lao vào để gói bưu kiện".

"Chúng tôi còn chẳng có bàn để gập cơ", ông nói. "Chúng tôi phải quỳ gập trên sàn bê tông, và đóng hộp trên đó. Vào khoảng 1 hay 2 giờ sáng gì đó, tôi nói với một trong những đồng nghiệp của mình: "Anh biết đấy, Paul, việc này đang giết chết đầu gối của tôi. Chúng ta cần phải có miếng đệm đầu gối." Và Paul nhìn tôi rồi nói: "Jeff, thứ chúng ta cần là bàn để đóng gói kia". Và tôi đã nói: "Ôi chúa ơi, đó là một ý tưởng hay."

"Ngày hôm sau, chúng tôi đã mua bàn để đóng gói, và đã nâng gấp đôi năng suất làm việc, cũng như giải thoát cho những cái lưng và đầu gối của chúng tôi."

Thẳng thắn đối mặt với chỉ trích

Theo thống kê, Amazon hiện đang có hơn 566.000 nhân viên, và Jeff Bezos có thể đang là ông chủ tạo ra công việc cho nhiều người nhất trên thế giới. Tuy nhiên, bản thân ông cũng thường xuyên phải đối mặt với chỉ trích từ các công đoàn và giới truyền thông vì các cáo buộc trả lương thấp, điều kiện làm việc không phù hợp.

Khi được hỏi sẽ làm gì khi rơi vào tình cảnh trên, Jeff Bezos chỉ bình thản trả lời: "Khi bạn bị chỉ trích một điều gì đó, trước hết hãy nhìn vào gương và đặt câu hỏi: "Liệu những phê bình này có đúng không?". Nếu chúng là chính xác, thì hãy thay đổi. Đừng kháng cự làm gì", ông nói.

"Chúng tôi đã phạm nhiều sai lầm, nhưng hoàn toàn không phải là điều kiện làm việc của nhân viên hay mức lương trả cho họ", Jeff khẳng định. "Trái lại, Amazon tự hào vì tạo được điều kiện làm việc tốt cho nhân viên, và giúp họ trang trải cuộc sống. Bạn biết đấy, chúng tôi hiện có hơn 16.000 người ở Đức, và Amazon đã trả lương cho họ cao nhất so với những công việc tương tự."

Theo Doanh Nghiệp VN

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

Con đường trở thành ông chủ Amazon của cậu bé 'câu trộm' điện hàng xóm

Ông chủ Amazon, Jeff Bezos, nhanh chóng soán ngôi Bill Gates trở thành người giàu nhất hành tinh, khi tài sản của ông cán mốc 105 tỷ USD hồi tháng 1. Để đạt được thành công ngày hôm nay, Jeff đã từ bỏ vị trí cao trong công ty tài chính hàng đầu phố Wall để thực hiện ý tưởng bán sách online.

Jeff Bezos có tuổi thơ không mấy êm đềm, bố mẹ ly hôn khi ông mới 4 tuổi. Ảnh: Washington Post

Từ đứa trẻ chuyên phá bĩnh đến sinh viên suất sắc

Bố mẹ Jeff, ông Ted Jorgensen và bà Jacklyn Gise, hẹn hò nhau khi cả hai đang học trung học. 16 tuổi, bà Jacklyn mang thai Jeff. Cậu bé Jeff Bezos có tên đầy đủ là Jeffrey Preston Jorgensen, sinh ngày 12/1/1964. Khi Jeff ra đời, cha mẹ ông đều không có công việc ổn định.

Năm Jeff 4 tuổi, cha mẹ ly hôn. Không lâu sau, bà Jacklyn tái hôn với Mike Bezos, một người Cuba nhập cư đến Mỹ. Jeff sau đó được cha dượng Mike nuôi dưỡng và đổi tên thành Jeffrey Preston Bezos.

Con đường trở thành ông chủ Amazon của cậu bé 'câu trộm' điện hàng xóm -1
Jeff năm lên 4 tuổi tại trang trại của ông ngoại. Ảnh: The Time.

Trong ký ức của bà Jacklyn, Jeff ngày nhỏ là một đứa trẻ đặc biệt.

"Tôi nhận ra thằng bé có nhiều điều khác biệt so với những đứa trẻ khác khi nó cố tháo tung cái nồi bằng một chiếc tuốc nơ vít", bà Jacklyn nhớ lại.

Với bản tính tò mò, Jeff luôn dành thời gian tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Jeff biến gara để xe thành phòng thí nghiệm và tìm ra cách gian lận điện của nhà hàng xóm. Jeff khám phá mọi ngóc ngách và thử một số thí nghiệm điên rồ.

Đến tuổi thiếu niên, Jeff cùng gia đình chuyển đến Miami, nơi chàng trai trẻ tìm thấy niềm đam mê khoa học máy tính và bắt đầu công việc kinh doanh đầu tiên trong đời. Hè năm 16 tuổi, Jeff xin làm thêm tại McDonald's. Jeff nhận thấy công việc quá vất vả mà thu nhập không đáng kể.

Jeff lên ý tưởng thành lập trại hè Dream Institute dành cho học sinh tiểu học. Mỗi học sinh tham gia sẽ đóng mức phí 600 USD và trải qua các thử thách do Jeff đặt ra, trong đó có đọc bộ tiểu thuyết Chúa tể của những chiếc nhẫn.

Con đường trở thành ông chủ Amazon của cậu bé 'câu trộm' điện hàng xóm -3
Jeff khi còn bé đã nổi tiếng nghịch ngợm và hay nghiên cứu các vật dụng trong gia đình. Ảnh: Biography.

Với thành tích học tập xuất sắc, Jeff tốt nghiệp thủ khoa trung học và được tuyển thẳng vào Đại học Princeton, chuyên ngành Khoa học Máy tính. Đây là nơi giúp Jeff tích lũy những kiến thức quý giá cho con đường sự nghiệp sau này.

Ra trường với tấm bằng ưu tú, Jeff nhanh chóng được các công ty công nghệ hàng đầu như Intel, Bell Labs mời về làm việc. Nhưng Jeff từ chối những cơ hội mà hàng nghìn sinh viên ao ước để đến làm việc tại công ty Fitel.

Rời bỏ Fitel, Jeff đầu quân cho quỹ đầu tư D.E. Shaw và trở thành phó giám đốc trẻ nhất của công ty chỉ sau 4 năm gắn bó. Tuy nhiên sau vài năm làm việc trong lĩnh vực tài chính và đạt được những thành công đáng ngưỡng mộ, ông bỏ việc để khởi nghiệp trong sự ngỡ ngàng của mọi người xung quanh, kể cả vợ mình.

"Năm 1994, tôi nhận ra web có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, 2.300% mỗi năm. Tôi hoàn toàn choáng váng và nảy ra ý tưởng thành lập cửa hàng sách online với hàng triệu đầu sách cung cấp cho bạn đọc khắp thế giới. Ý nghĩ này ngày càng hấp dẫn đến nỗi tôi quyết định bỏ việc để thực hiện bằng mọi giá", Jeff nhớ lại.

Con đường trở thành ông chủ Amazon của cậu bé 'câu trộm' điện hàng xóm -4
Ông chủ Amazon từ bỏ vị trí quản lý cao cấp trong công ty tài chính có tiếng ở phố Wall để khởi nghiệp. Ảnh: The Time.

Ngày đó, Jeff vừa tròn 30 tuổi và mới kết hôn được một năm. Đến giờ, Jeff vẫn còn ngỡ ngàng trước quyết định của mình khi ấy.

"Đến năm 80 tuổi, có lẽ tôi cũng sẽ không lý giải được tại sao mình lại mạo hiểm thực hiện ý tưởng điên rồ đó. Tôi bỏ công việc đáng mơ ước khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp chỉ để đi bán sách", Jeff nói.

Trang thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon được thành lập trong garage để xe nhà Jefff, với những chiếc bàn gỗ cũ kỹ. Công ty không có phòng họp và phải mượn tạm phòng đọc của nhà sách Barnes & Noble để thảo luận các vấn đề kinh doanh.

Ngày 16/7/1995, Amazon lần đầu tiên ra mắt người dùng. Chỉ trong tháng đầu tiên, Amazon đã đạt được những con số đáng nể khi sách được bán ra trên quy mô 50 bang của Mỹ và 45 nước trên thế giới, đem lại cho Jeff doanh thu 20.000 USD mỗi tuần.

Con đường trở thành ông chủ Amazon của cậu bé 'câu trộm' điện hàng xóm -5
Kho hàng của Amazon có tất cả các mặt hàng sản phẩm từ điện tử, gia dụng đến tiêu dùng. Ảnh: The Time.

Năm 1998, Jeff mở rộng quy mô sản phẩm của Amazon, không chỉ sách, mà còn đĩa CD và các video ca nhạc. Sau đó, Jeff gửi email đến các khách hàng để hỏi xem ngoài sách, CD và video ca nhạc, họ còn muốn mua thêm những mặt hàng nào. Jeff bất ngờ khi danh sách hàng hóa khách gửi về cho anh vô cùng đa dạng.

Nhận thấy nhu cầu lớn của khách hàng, Jeff mạnh dạn đầu tư và mở rộng tất cả các mặt hàng, từ điện tử tiêu dùng đến thời trang… Ngày nay, người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi thứ trên Amazon, từ những thương hiệu nổi tiếng đến các mặt hàng bản địa độc đáo nhất.

Hiện nay, Amazon trở thành trang thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu và được định giá 500 tỷ USD.

Con đường trở thành ông chủ Amazon của cậu bé 'câu trộm' điện hàng xóm -6
Jeff còn nổi tiếng là người đàn ông chung thủy và đảm đang. Ảnh: The Time.

Ngoài kinh doanh, Jeff còn nổi tiếng với các hoạt động bảo vệ người đồng tính. Ông đóng góp 2,5 triệu USD để ủng hộ hôn nhân đồng tính ở Mỹ, bỏ ra 42 triệu USD và một diện tích đất của mình để xây dựng đồng hồ vĩnh cửu cho nhân loại.

Liên tiếp nhiều năm nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới nhưng Jeff luôn giữ lối sống giản dị.

"Tôi vẫn trở về nhà ăn tối và rửa bát mỗi ngày cùng với vợ con. Với tôi, đó mới là cuộc sống thực sự", tỷ phú tâm sự.

Theo Biography - Ngôi Sao

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

CEO YouTube - người phụ nữ quyền lực nhất Internet

Năm 1998, Susan Wojcicki cho hai nghiên cứu sinh Larry Page và Sergey Brin thuê lại gara để mở văn phòng, thử nghiệm một đề tài về Internet. Ít lâu sau, Wojcicki cùng tham gia và trở thành Giám đốc Marketing của họ khi đang mang bầu 4 tháng. Đây có lẽ là quyết định quan trọng nhất cô từng thực hiện, vì công ty ra đời từ gara ngày ấy chính là Google.

Những bước phát triển của "gã khổng lồ công nghệ" ghi nhận dấu ấn to lớn của Wojcicki. CEO 50 tuổi là người đứng sau thương vụ thâu tóm YouTube trị giá 1,65 tỷ USD của Google năm 2006.

Wojcicki nắm vị trí CEO YouTube từ năm 2014. Dưới sự dẫn dắt của người phụ nữ này, trang video đến nay được định giá lên tới 90 tỷ USD và trở thành nền tảng video phổ biến nhất thế giới với hàng tỷ người dùng.

CEO YouTube - người phụ nữ quyền lực nhất Internet -1
YouTube được Susan Wojcicki đề xuất mua lại với giá 1,65 tỷ USD năm 2006, đến nay trị giá 90 tỷ USD. Ảnh: Fast Company.

Susan Wojcicki sinh ra và lớn lên tại chính thung lũng Silicon, bang California, trước khi nơi này trở thành "thánh địa" công nghệ và startup tại Mỹ.

Giống như hai nhà sáng lập Page và Brin của Google, Wojcicki xuất thân trong gia đình có thiên hướng học thuật, không có ai làm kinh doanh. Cha cô là trưởng khoa Vật lý tại Đại học Stanford.

Năm 1990, Wojcicki tốt nghiệp ưu tú ĐH Harvard, chuyên ngành Lịch sử và Văn chương. Sau đó, cô lấy thêm hai bằng thạc sĩ Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại ĐH California, lần lượt vào các năm 1993 và 1998.

Wojcicki từng làm trong bộ phận Marketing của Intel và là nhà tư vấn điều hành cho một số công ty khác. Cô nghỉ việc khi bị hấp dẫn bởi đề tài của hai nghiên cứu sinh Internet. Khi gia nhập Google vào năm 1999, cô là nhân viên thứ 16 tại đây và là Giám đốc Marketing đầu tiên.

Wojcicki là người châm ngòi cho sự lan truyền của công cụ tìm kiếm ngày nay nổi tiếng toàn cầu. Với ngân sách marketing ban đầu là con số không, Google ngày ấy được tiếp thị miễn phí bằng chính sức tự thân của nữ giám đốc. Cô đến từng trường đại học và đề xuất việc tích hợp thanh tìm kiếm Google trên website của họ.

Bên cạnh đó, cô Wojcicki cũng dẫn dắt những bước phát triển ban đầu cho một số sản phẩm chủ chốt tiếp theo như Google Images và Google Books.

CEO YouTube - người phụ nữ quyền lực nhất Internet -2
Giao diện YouTube năm 2006, thời điểm đánh bại Google Video và được chính Google mua lại. Ảnh: Business Insider.

Đến năm 2002, Wojcicki bắt tay vận hành các sản phẩm quảng cáo của Google. Trong suốt 12 năm kể từ đó, cô lãnh đạo đội ngũ định hình tầm nhìn và hướng đi cho những cỗ máy "hái ra tiền" của gã khổng lồ Internet.

Trước khi về cai quản YouTube, Wojcicki có thời gian dài giữ vai trò phó chủ tịch Quảng cáo và Thương mại, mảng đem lại nguồn thu cốt lõi cho Google. Năm 2010, các sản phẩm quảng cáo đóng góp 96% doanh thu của tập đoàn này.

Wojcicki là nhân tố chính thúc đẩy những sáng kiến làm nên thương hiệu Google như nền tảng AdSense, đặt quảng cáo trên các website và blog; thương vụ thâu tóm DoubleClick và YouTube; thậm chí những thiết kế doodle sáng tạo trên trang chủ của công cụ tìm kiếm.

Dấu ấn lớn phải kể đến việc phát triển Adsense, tạo cách mạng trong lĩnh vực website khi giúp các trang web và blog kiếm tiền bằng cách hiển thị quảng cáo Google. Nguồn thu nền tảng này mang lại năm 2010, từ khắp hệ thống mạng toàn cầu, là 6 tỷ USD.

Trong khi thành công với AdSense thì năm 2006, một công cụ khác Wojcicki phụ trách là Google Video gặp thất bại. Dịch vụ này khi ấy điêu đứng trước một startup nhỏ có tên YouTube, cho phép hàng triệu người dùng chia sẻ trực tuyến những video tự làm.

Nữ lãnh đạo Google bấy giờ đưa ra giải pháp chứng tỏ sự bản lĩnh và sáng suốt. Thay vì cạnh tranh, Wojcicki chính là người đề xuất thâu tóm YouTube với giá 1,65 tỷ USD.

Vượt qua nhiều nghi ngờ, trang web hiện nắm giữ vị trí số 1 trong các kênh quảng cáo qua video trực tuyến, đối đầu sòng phẳng phương thức truyền hình vốn thống trị trước đó.

Năm 2017, trung bình một ngày thế giới xem tổng cộng 1 tỷ giờ các nội dung YouTube, con số gấp 10 lần sau 5 năm. Cùng năm, nền tảng video của Google thông báo đạt kỷ lục 1,5 tỷ người dùng đăng nhập hàng tháng, theo TechCrunch. Các chuyên gia dự báo hãng này sẽ tăng vọt doanh thu từ 10 tỷ lên 15 tỷ USD năm nay.

CEO Wojcicki hiện phụ trách quản lý nội dung, vận hành doanh nghiệp, kỹ thuật và phát triển sản phẩm của YouTube. Dưới sự điều hành của cô 4 năm nay, YouTube dần thắt chặt chính sách đối với những video mang nội dung công kích, cực đoan và bạo lực.

CEO YouTube - người phụ nữ quyền lực nhất Internet -3
Người phụ nữ quyền lực nhất Internet luôn dành thời gian cho gia đình và ở nhà mỗi bữa tối. Ảnh: Today.

Năm 2015, Susan Wojcicki được tạp chí Time vinh danh trong danh sách "100 người ảnh hưởng nhất thế giới" và mô tả như "người phụ nữ quyền lực nhất Internet".

Forbes cũng xếp nữ CEO YouTube thứ sáu trong danh sách "100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2017".

Wojcicki trước đó thường được xem là "người Google quan trọng nhất ít được biết đến". Đóng góp to lớn của cô cho sự phát triển của gã khổng lồ chủ yếu được nhìn nhận bởi chính những ai có mặt tại trụ sở Google. Tuy nhiên, điều cô quan tâm là thành tựu đội ngũ mình tạo ra có ý nghĩa.

Chia sẻ về lý do yêu thích công việc, CEO YouTube cho rằng đó là việc được thỏa mãn khao khát sáng tạo. Cô từng nói trên Mercury News: "Mong muốn tạo ra và phát triển thứ gì đó luôn cháy bỏng trong tôi, và Google cho phép tôi thực hiện và gửi gắm chúng đến mọi người trên toàn cầu".

Wojcicki còn đóng một vai trò khác tại tập đoàn được mệnh danh là một trong những nơi làm việc đáng mơ ước nhất. Cô góp công tích cực hình thành nên văn hóa doanh nghiệp tiến bộ của Google, với xuất phát điểm là một người mẹ khi gia nhập và lãnh đạo nữ hiếm hoi tại thung lũng Silicon, tiên phong trong việc tạo lập lại thế cân bằng.

"Là phụ nữ đầu tiên tại Google, thậm chí phụ nữ có con nhỏ, tôi luôn cố gắng đưa ra thông điệp rằng đây là môi trường làm việc lý tưởng nếu tìm kiếm sự đa dạng", nữ CEO chia sẻ.

Từ khi Wojcicki về điều hành, YouTube ghi nhận tỷ lệ nhân sự nữ tăng trưởng từ 24% lên 30%. Dọc hành trình gây dựng Google và YouTube, ít ai ngờ, Wojcicki đã hạ sinh 5 đứa con. Để đạt sự cân bằng trong cuộc sống, cô duy trì triết lý "chia ngăn": vạch ranh giới rõ ràng giữa công việc và gia đình.

"Các con tôi biết mẹ chúng sẽ luôn có mặt ở nhà mỗi tối để dùng bữa", người phụ nữ quyền lực của Internet khẳng định.

Theo Ngôi Sao

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

‘Gạo 3 không’ gắn với sự nghiệp của những doanh nhân trẻ tâm huyết

Khi dư luận rộ lên mối nghithực phẩm “bẩn” trộn chất độc hại để tăng lợi nhuận, câu chuyện về một doanh nhân trẻ ngành nông nghiệp Huỳnh Thế Vinh kiên quyết theo đuổi sứ mệnh Gạo an toàn, trở nên ý nghĩa.


Mỏng manh ranh giới đạo đức - lợi nhuận

Tháng 4/2018, dư luận xôn xao nghi vấn hồ tiêu được trộn “cà phê - lõi pin”. Nhiều tranh luận đã nổ ra, về đạo đức kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

Trước đó, gạo- thực phẩm “quốc hồn, quốc túy”, xuất hiện trong bữa cơm hằng ngày của các gia đình Việt Nam cũng từng bị phát hiện có phun tẩm chất tẩy trắng và một số loại hương liệu có nguồn gốc không rõ ràng.
 ‘Gạo 3 không’ gắn với sự nghiệp của những doanh nhân trẻ tâm huyết  1
Ảnh minh hoạ - vietnamnet
Thực trạng thực phẩm bẩn lâu nay đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, ranh giới giữa đạo đức kinh doanh và lợi nhuận đangrất mỏng manh. Đó chính là lý do khiến người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp càng muốn tìm hiểu về các thương hiệu sản phẩm sạch, và sẵn lòng ủng hộ các doanh nghiệp, doanh nhân tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ sức khỏe người Việt và sự phát triển vững bền của thị trường nông sản Việt Nam. 

Doanh nhân trẻ xây dựng thương hiệu“gạo ba không”
 ‘Gạo 3 không’ gắn với sự nghiệp của những doanh nhân trẻ tâm huyết  2
Anh Huỳnh Thế Vinh hướng dẫn học sinh Trường Quốc tế tìm hiểu quy trình sản xuất gạo và thương hiệu Gạo Vinh Hiển
“Gạo ba không” là tâm huyết của doanh nhân Huỳnh Thế Vinh với thương hiệu gạo Vinh Hiển. Cắt nghĩa về ba không của thương hiệu gạo Vinh Hiển, được anh Thế Vinh gói rất gọn trong các tiêu chí: Không đấu trộn, Không sử dụng hoá chất tẩy trắng và hương liệu tạo mùi, Không chất bảo quản.

Và điều đáng ngạc nhiên, là “ba không” mà thương hiệu gạo Vinh Hiển luôn xây dựng đã phản ánh một bức tranh khác, tươi sáng và đầy niềm tin khi đặt cạnh những điểm nhức nhối của chính thị trường sử dụng gạo ở nước ta hiện nay vì có quá nhiều các cơ sở đấu trộn gạo tràn lan vì lợi nhuận, khi việc sử dụng hóa chất, các chất bảo quản làm tăng mùi hương và độ trắng cho gạo mà bỏ qua các tác hại đối với sức khỏe con người.

Anh Huỳnh Thế Vinh tâm niệm rằng: “Với truyền thống gia đình hơn hai thập kỷ trong ngành gạo, sống cùng những người nông dân, vui cùng họ, buồn cùng họ. Nên anh rất muốn tiếp tục xây dựng và phát triển doanh nghiệp để làm cầu nối thúc đẩy cho ngành nông nghiệp lúa gạo phát triển. Đặc biệt phải là nông sản sạch, gạo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng. Gạo ba không vì hạt gạo là thứ gắn với cuộc sống người Việt mỗi ngày, không thể chạy theo lợi nhuận mà xem nhẹ sức khỏe người tiêu dùng.”
 ‘Gạo 3 không’ gắn với sự nghiệp của những doanh nhân trẻ tâm huyết  3
Một trong những nhà phân phối gạo Vinh Hiển tại Q.12, TP.HCM
Và dĩ nhiên khi những thương hiệu gạo chất lượng ngày càng được khẳng định và tin dùng, thì cũng là tín hiệu lạc quan để đầy lùi việc chạy đua lợi nhuận mà xem nhẹ sức khỏe người sử dụng gạo hiện nay.
An Nguyên - vietnamnet