Dù khởi nghiệp có thể là một con đường tuyệt vời đối với một số người, những người khác hoàn toàn có thể tìm thấy một công việc với mức thỏa mãn tương đương khi làm việc cho người khác.
Đằng sau vẻ hào nhoáng của cuộc sống doanh nhân, đó là một vai trò đòi hỏi thời gian làm việc kéo dài, đầu tư thời gian và tiền bạc lớn và mức độ căng thẳng cũng cao hơn nhiều so với công việc văn phòng bình thường. Làm CEO đồng nghĩa với việc bạn là người giải quyết các vụ kiện, đóng thuế, đưa ra quyết định sa thải nhân viên hoặc tính giảm biên chế, làm những công việc hành chính lặt vặt. Thật ra là làm tất cả mọi việc. Gần như không bao giờ có khái niệm hết giờ làm việc.
Tuy nhiên, ngay cả khi hiểu rõ những khó khăn này, người ta vẫn muốn buộc mình bước vào con đường này. Ngay cả khi không thực sự muốn làm thêm giờ, không có ý tưởng kinh doanh vững chắc thì họ vẫn tự dẫn dằn vặt mình về công việc này
Tại sao vậy? Vì đối với họ, lựa chọn thay thế còn đáng sợ hơn nhiều. Nhiều nam giới chỉ nhìn thấy hai lựa chọn cho sự nghiệp của mình:
1. Trở thành ông chủ của chính mình
2. Làm thuê cho người khác, chịu đựng cuộc sống làm công ăn lương với một công việc bế tắc, bất mãn và nhàm chán.
May mắn thay, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Sự thật là khi làm thuê cho người khác, bạn vẫn có thể có một công việc tuyệt vời, thỏa mãn và nhiều lợi ích như khi làm doanh nhân, miễn là bạn tìm được một công việc với 4 tính chất sau: Sản phẩm (Product), Mục tiêu (Purpose), Thu nhập (Pay) và Con người (People).
Mục đích (Purpose): Bạn quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ và/hoặc sứ mệnh của công ty
Mọi người bị thu hút bởi ý tưởng khởi nghiệp bởi đó chính là đam mê của họ. Đó là điều tốt và hợp lý. Nhưng bạn cũng có thể tìm việc tại một công ty đã và đang thực hiện điều bạn quan tâm và có tiềm năng phát triển trong nhiều năm tới. Cách này dễ dàng hơn nhiều so với việc bạn phải bắt đầu từ con số không. Bạn nên tìm kiếm công việc ở những công ty có sản phẩm hoặc sứ mệnh tuyệt vời và chỉ gây dựng công ty của chính mình khi không thể tìm được người mang đến điều mình muốn.
Hãy hiểu rằng dù nhiều người cho rằng một công ty hoặc công việc nào đó tuyệt vời. Ví dụ, khi bạn cực kỳ khó chịu với các trì chơi, nhưng bạn lại làm việc cho bộ phận trò chơi của Facebook. Có lẽ tất cả mọi người đều cho rằng bạn nên cảm thấy may mắn vì được làm việc cho một công ty tuyệt vời và nổi tiếng như thế. Do vậy, dù cho đồng nghiệp rất yêu thích công việc này nhưng bạn lại không thấy thỏa mãn. Bởi mục đích của công việc không phù hợp với bạn.
Sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn đi làm mỗi ngày và tin tưởng vào điều mà công ty đang làm. Bạn sẽ tận hưởng công việc của mình hơn khi cảm thấy rằng công việc của mình đang góp phần giúp cuộc sống của người khác trở nên tốt đẹp, khỏe mạnh hơn hoặc đơn giản và vui vẻ hơn.
Vai trò (Position): Bạn thích hầu hết các những nhiệm vụ và chức năng công việc hàng ngày của mình
Bạn đã tìm được công ty có sứ mệnh phù hợp với mình, vậy bạn có thích những việc mình đang làm không? Công việc hàng ngày của bạn có làm bạn thỏa mãn không?
Nhiều người đang lầm tưởng rằng công việc hàng ngày của một nhà sáng lập hẳn là phải hào nhoáng lắm. Không phải chỉ là tham dự những cuộc họp quan trọng và hiện thực hóa các ước mơ to lớn, thực tế thì công việc lại có phần nhàm chán hơn nhiều. Phần nhiều thời gian của bạn sẽ dành cho những công việc hành chính, các vấn đề pháp lý, kế toán, công việc nhân sự, cũng như trả lời các email và cuộc gọi liên tục. 80% công việc sẽ là những việc vô bổ và chỉ có 20% công việc có vẻ "vĩ đại".
Trở thành một nhân viên với chức danh nhỏ có lẽ sẽ phù hợp với kỹ năng và sở thích của bạn hơn và có thể làm tăng đáng kể là thời gian bạn thích nghi với công việc. Dù chẳng có chức danh nhưng bạn có mục tiêu và vai trò cụ thể hơn. Dù chẳng có công việc nào hoàn toàn vui vẻ và thoải mái. Nhưng nếu bạn thích những điểm cốt lõi của công việc mình làm thì bạn đang ở một vị trí tốt rồi.
Thu nhập (Pay): Bạn được trả lương tương xứng với giá trị của mình
Phần lớn cảm giác hài lòng trong công việc đến từ cảm giác mình được trả lương xứng đáng với giá trị và những gì bạn đem lại cho công ty. Thoạt nhìn điều này có vẻ nông cạn, nhưng sự thật đơn giản là thế. Ở một mức độ nhất định, tiền bạc thật sự có thể mua được hạnh phúc.
Nếu bạn cho rằng việc trở thành doanh nhân sẽ giúp bạn có thu nhập cao hơn đi làm thuê thì hãy nghĩ lại đi. Thực tế thì cần nhiều năm trước khi bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với việc làm nhân viên. Trong nhiều năm đó, bạn có thể đã đăng tiến đến một vị trí quản lý hoặc điều hành với mức lương hậu hĩnh.
Con người (People): Đồng nghiệp của bạn là người như thế nào? Họ có chăm chỉ và tử tế không?
Nếu từng đi làm, chắc bạn đã biết tầm quan trọng của đồng nghiệp với mức độ hài lòng trong công việc. Theo thời gian làm việc tiêu chuẩn, bạn dành hơn 40 giờ mỗi tuần với đồng nghiệp. nếu tính cả thời gian nghỉ trưa hay các sự kiện thì thời gian chúng ta dành cho đồng nghiệp còn hơn cả gia đình. Nếu đồng nghiệp của bạn là người thiếu tôn trọng, ích kỷ, lười biếng hay khó chịu thì đó sẽ là khoảng thời gian đau khổ của bạn.
Khi làm chủ, bạn nghĩ rằng mình có quyền lực tuyệt đối để tuyển dụng những người chăm chỉ, đáng tin cậy và vui tính phải không? Giá mà chuyện này dễ dàng được như thế. Tuyển dụng nhân sự là việc vô cùng khó khăn. Một người có thể thể hiện rất tốt trong buổi phỏng vấn, nhưng làm việc thì không tốt chút nào. Điều ngược lại cũng có thể đúng. Sự thật là bạn không thể biết đội ngũ của mình sẽ gắn kết ra sao cho đến khi họ làm việc cùng nhau trong một thời gian.
Làm sếp, bạn cũng sẽ có phần xa cách đối với đội ngũ nhân viên của mình. Bạn không thể thực sự trở thành bạn bè của họ. Thêm nữa đối với một công ty khởi nghiệp, cắt giảm nhân sự là điều thường xuyên xảy ra và đó thuộc về trách nhiệm của bạn. Khi làm nhân viên, bạn có thể đồng cảm và kết thân với đồng nghiệp ở một mức độ hoàn toàn khác.
Nếu tìm thấy một công việc với cả 4 tính chất trên, gần như chắc chắn là bạn sẽ có một sự nghiệp tương đương hoặc có thể tốt hơn công việc của một doanh nhân. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là bạn không cần phải có tất cả những điều này ngay khi mới bắt đầu công.
Đầu tiên, có thể bạn phải làm việc trong một thời gian thì mới phát hiện ra công việc của mình có một trong số 4 tính chất nêu trên. Ví dụ, dù thích Mục đích của công ty, bạn có thể nhận ra rằng mình yêu thích công việc sau khi đã gắn bó với nó một thời gian và trở nên tinh thông trong lĩnh vực đó. Có thể ban đầu bạn không hứng thú với một lĩnh vực, nhưng sau đó nhận ra rằng mình thực sự yêu thích nó. Bạn sẽ tìm thấy Mục tiêu mà lúc bắt đầu công việc mình không nhìn thấy được.
Ví dụ, người thợ sửa ống nước không hẳn yêu thích việc loay hoay trong nhà vệ sinh của người khác, nhưng họ thích việc nâng cao tay nghề của mình cũng như giải quyết thành công các vấn đề khiến chủ nhà phải đau đầu và những vấn đề phức tạp. Bạn vẫn có thể tìm thấy mục đích thực sự trong công việc, ngay cả khi không có "đam mê".
Điều thứ hai cần ghi nhớ là nếu bạn đã có được 3 trong 4 yếu tố trên thì việc thiếu đi một yếu tố cũng không mấy quan trọng, ít nhất là trong một thời gian ngắn. Ví dụ, bạn có thể không tin tưởng vào Mục đích của công ty, nhưng nếu bạn được trả lương thích đáng và thích các đồng nghiệp tại đó, thì chừng đó cũng đủ làm bạn cảm thấy thoải mãn và thậm chí thực sự tận hưởng công việc của mình.
Cuối cùng, có thể một công việc sẽ có đủ 4 P ngay từ đầu, nhưng sau đó các yếu tố này dần mất đi do đồng nghiệp của bạn thay đổi, hoặc cảm giác hài lòng trong công việc của bạn giảm dần theo thời gian. Thực tế thì tình huống này xảy ra khá thường xuyên!
Nền văn hóa hiện đại tiêm vào bạn suy nghĩ rằng nếu không trở thành doanh nhân thì cả đời bạn sẽ sống một cuộc sống nhàm chán, bất mãn và có thu nhập thấp. Nhưng trên thực tế, dù khởi nghiệp có thể là một con đường tuyệt vời đối với một số người, những người khác hoàn toàn có thể tìm thấy một sự nghiệp mới với mức thỏa mãn tương đương khi làm việc cho người khác.
Mai Phương (NSKT)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét